Những đóng góp hàng năm của ngành dịch thuật trong nước nói chung không nhiều nhưng một phần nào cũng ảnh hưởng tới thu nhập tổng thể của toàn bộ nền kinh tế. Nhưng thực tế cho thấy thị trường này phần lớn vẫn bị các công ty nước ngoài thâu tóm.
Hơn 10 năm trở lại đây, thị trường dịch thuật toàn cầu đang phát triển nhanh hơn nhiều so với các dự báo. Trước đây vào năm 2010, một số báo cáo đã cho rằng thị trường dịch thuật đến năm 2014 sẽ đạt 14 tỉ USD , với mức tăng trưởng hằng năm khoảng 7%. Tuy nhiên, theo các báo cáo mới nhất, hiện nay tăng trưởng của thị
trường này đang ở mức hơn 17% và năm 2014 sẽ đạt giá trị 39 tỉ USD. Thực tế rất nhiều các trung tâm dịch thuật, hội dịch giả được thành lập nên rất nhiều trong khoảng 3 - 4 năm trở lại đây.
Nếu lấy mức bình quân trên thế giới thì thị trường dịch thuật Việt
Nam
phải ở mức xấp xỉ 500 triệu USD/năm. Riêng thị trường châu Á, đặc biệt là các nước
đang phát triển, có mức tiêu thụ sản phẩm dịch thuật cao hơn mức bình quân
nhiều lần. Do đó, thị trường dịch thuật tiềm năng của Việt Nam có thể lên
tới mức 1 tỉ USD/năm. Một thị trường như thế có thể so sánh được với các ngành
công nghiệp khác. Thế nhưng, phần lớn
thị trường này hiện đang lọt vào tay các công ty nước ngoài. Các công ty này
thuê lại nhân lực Việt Nam
với giá rẻ hơn rất nhiều. Giá trung bình dịch thuật tiếng Anh sang tiếng Việt trong nước khoảng 35.000-40.000 đồng/trang
(1,7-2 USD). Trong khi đó, giá dịch Anh – Việt trên thế giới là 0,2 USD/từ, tính ra giá mỗi trang (khoảng 350 từ) cao hơn giá tại Việt Nam 30-40 lần. Một
số chuyên gia dịch thuật Việt Nam
làm thuê cho các trung tâm dịch thuật nước ngoài trung
bình được trả từ 15-20 USD/trang. Giá này vẫn còn xa mới bằng được mức dịch vụ
mà thị trường đang trả cho các công ty dịch thuật.