Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Ông vua của các phiên dịch

Sukhodrev, phiên dịch của các lãnh tụ Xô viết cho rằng, khó khăn nhất vẫn là phải dịch những câu chuyện vui mà các chính trị gia kể cho nhau. Sẽ là một thảm họa thực sự nếu sau khi dịch, đối tượng được kể vẫn không hề nhếch mép cười. 

Nếu lần giở lại nhiều bức ảnh lịch sử, trong những cuộc gặp gỡ giữa Eisenhower và Khrutsev, Carter và Brejnev, Reagan và Gorbachev; người ta thường nhìn thấy một người đàn ông vô danh tóc sẫm, có thân hình mảnh khảnh đứng ở giữa. Nét mặt anh ta luôn thể hiện sự kính cẩn và tập trung cao độ như một kỳ thủ đang thi đấu, đầu thường xuyên nghiêng về phía tai các nguyên thủ nổi tiếng đang đứng cạnh mình. Đó là Victor Sukhodrev với biệt danh là "ông vua của các phiên dịch".
cong ty dich thuat
Phiên dịch: Sukhodrev
Trong những năm Chiến tranh lạnh, Sukhodrev - với tư cách một phiên dịch viên kín đáo, tin cậy và chuyên nghiệp - đã từng là “cái tai nghe dịch tiếng Anh” của mọi nguyên thủ Xô viết, từ Khrutsev cho tới Gorbachev. Ông cũng là người trực tiếp truyền đạt lời nói của các nguyên thủ này cho 7 tổng thống Mỹ, từ Eisenhower cho tới Bush-cha, và là một trong số rất hiếm hoi người Liên Xô được gặp gỡ các nguyên thủ Mỹ.

“Sẽ có cảm giác mang tính thần bí nào đó, nếu như bạn đứng giữa những người không thể giao tiếp với nhau một cách trực tiếp” - Sukhodrev đã nói như vậy trong một bài trả lời phỏng vấn ngay tại căn hộ của mình ở ngoại ô Moskva, nơi ông đang nghỉ hưu cùng với bà vợ Inga. Trên tường ngôi nhà của Sukhodrev treo đầy những tấm hình, trong đó chủ nhà đang trực tiếp trò chuyện với John Kennedy, Jimmy Carter, George Bush, Margaret Thatcher, Indira Gandhi... Ngoài giới chính trị gia, ông còn có dịp làm quen với nghệ sĩ Frank Sinatra và tay đấm huyền thoại Mohammed Ali.

Sukhodrev học tiếng Anh từ những năm 40 tại London. Năm lên 8 tuổi, Victor vào học tại ngôi trường của Đại sứ quán Xô viết tại London, và nhanh chóng được nhờ phiên dịch giúp các quan chức của trường trong những cuộc tiếp xúc tại địa phương. Ông kể lại: “Chính vào thời điểm đó, tôi đã có được niềm tin thực sự. Tôi đã tin chắc rằng, mình sẽ trở thành một “người trung gian”. Nếu đúng như vậy, tôi còn cảm thấy mình sẽ là một phiên dịch viên rất tốt, thậm chí tốt nhất”. Sukhodrev trở về Moskva vào năm 12 tuổi. Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, ông đã hiện thực hóa được giấc mơ của mình ở mức độ cao nhất tại điện Kremli. Sukhodrev coi người thầy đầu tiên của mình là Oleg Aleksandrovich Troyanovski, một nhà ngoại giao kiệt xuất của Liên Xô trước đây, đồng thời là phiên dịch viên cho Stalin và Molotov.

Chính Troyanovski là người đã phát hiện ra Sukhodrev ngay từ khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học và đào tạo bồi dưỡng cho ông trở thành người thay thế mình. Sukhodrev được điều tới Ban Phiên dịch của Bộ Ngoại giao ngay sau khi tốt nghiệp và chỉ một thời gian ngắn sau đã trở thành phiên dịch của Khrutsev. Năm 1959, Sukhodrev đã có chuyến xuất ngoại lần đầu tiên (sang Mỹ) cùng với Khrutsev.

Với nghề nghiệp đặc biệt của mình, Sukhodrev có nhiều cơ hội gần gũi với các nguyên thủ quốc gia của cả Liên Xô và Mỹ, biết được nhiều chuyện về đời sống thường ngày của họ. Ngay như chuyện hút thuốc của họ cũng có nhiều chi tiết khá thú vị.

Ví dụ như để giảm bớt mức độ hút thuốc của Tổng Bí thư Brejnev, người ta đã phải chế cho ông một hộp thuốc có gắn đồng hồ, chỉ mở ra mỗi giờ một lần. Khi mới sử dụng chiếc hộp này, Brejnev nhiều lúc thèm hút lại phải xin thuốc của những người tới làm việc với ông.

Còn đối với Tổng thống Kennedy, Đại sứ quán Xôviết đã trực tiếp gửi tới Nhà Trắng một bưu kiện ngoại giao, bên trong chứa đầy những hộp xì gà Cuba. John Kennedy, mặc dù đã đích thân ký lệnh cấm vận xì gà Cuba nhập vào Mỹ, nhưng ông lại là người rất nghiện loại thuốc này.

Liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, Sukhodrev cho rằng, khó khăn nhất vẫn là phải dịch những câu chuyện vui mà các chính trị gia kể cho nhau. Sẽ là một thảm họa thực sự nếu sau khi dịch, đối tượng được kể vẫn không hề nhếch mép cười. Trong những buổi tiệc chiêu đãi, phiên dịch viên vẫn được tham dự nhưng chẳng có bữa nào được no bụng. Ông phải ngồi bên cạnh các nguyên thủ, dịch những câu chuyện họ trao đổi trong bữa ăn. Sukhodrev chỉ có một mẹo là tranh thủ ăn những miếng rất nhỏ để có thể kịp nuốt ngay mỗi khi phải dịch luôn những câu trao đổi trên bàn tiệc.

Sukhodrev đã phục vụ qua tất cả các đời Tổng Bí thư từ Khrutsev cho tới Brejnev, Andropov, Chernenko và Gorbachev. Vào năm 1989, ông còn được Bộ trưởng Ngoại giao Shervarnadze khi đó cử sang Mỹ làm trợ lý đặc biệt cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Ông về hưu vài năm sau đó với cương vị đặc phái viên toàn quyền cấp 1.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

DỊCH GIẢ TRUNG QUỐC SỐNG KHÔNG ĐƯỢC VỚI NGHỀ

DỊCH VỤ DỊCH THUẬT UY TÍN TẠI TP HCM
"Sống một cuộc sống dư dả, chỉ bằng nghề dịch văn học thôi ư? Tôi nghĩ đó là điều không thể", Yang Ziwu, một dịch giả nổi tiếng - người gần đây xuất bản tập 8 bộ sách "A History of Modern Criticism" do ông chuyển ngữ - cho biết.

Ở tuổi ngoài 50, Yang đã cống hiến gần 30 năm, dịch hàng loạt tác phẩm quan trọng của văn học thế giới sang tiếng Trung Quốc.

Một trong những đóng góp lớn của ông là bản dịch A History of Modern Criticism (Lịch sử phê bình hiện đại) - tác phẩm đồ sộ của Rene Wellek - chuyên gia văn học so sánh danh tiếng người Mỹ gốc Czech. Việc chuyển dịch cuốn sách này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu các lý thuyết văn học phương Tây vào Trung Quốc.

Nhưng bất kể những cống hiến ý nghĩa cho nền văn học dịch của Trung Quốc, Yang vẫn không đủ khả năng đáp ứng cho gia đình một cuộc sống đầy đủ.

"Rất khó để có thể đủ sống nhờ nghề dịch, chứ chưa nói đến chuyện giàu có", Yang nói. Ông không phải là dịch giả duy nhất gặp phải những vấn đề về thu nhập. Với họ, theo đuổi nghề dịch văn học đồng nghĩa với việc bạn phải có khả năng sống với rất ít tiền. Nhuận bút trả cho các tác phẩm dịch văn học thấp hơn nhiều các văn bản dịch kinh tế hoặc thương mại. Nói như Yang, "sự chênh lệch ở đây rất kinh khủng".

Dịch giả Yang Ziwu. Ảnh: Global Times. 

Yang mặc một chiếc áo vest nâu với kiểu cách khá giản dị. Anh nói, đó là một trong số ít những chiếc áo tử tế trong tủ đồ của anh. Và nó chỉ được trưng dụng vào những dịp đặc biệt.

"Đồng nghiệp của tôi đùa rằng, tôi chắc sắp phải gặp ai quan trọng lắm nên mới diện cái áo này", Yang nói. Anh rất ít khi đi sắm quần áo, bởi công việc shopping này vừa tốn tiền lại vừa tốn thời gian.

Theo Nghị định về Tác quyền do chính phủ Trung Quốc ban hành, nhuận bút chi trả cho văn bản dịch văn học được áp dụng ở mức 20 đến 80 nhân dân tệ trên 1.000 chữ tiếng Trung (tương đương 53.000 - 210.000 đồng). Trung bình, ngay cả những dịch giả uy tín và nổi tiếng nhất cũng chỉ nhận được thấp hơn 70 tệ cho một nghìn chữ.

Zhang Jianping, trưởng phòng văn học của Nhà xuất bản Thượng Hải, cho biết: "Tình trạng đáng buồn đến độ phần lớn sinh viên chuyên ngành dịch văn học đã bỏ nghề sau khi tốt nghiệp. Mà ở lĩnh vực này, chúng tôi cần những dịch giả thực sự xuất sắc, được đào tạo bài bản".

Trong cuộc phỏng vấn 35 sinh viên Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh do tờ People's Daily thực hiện đầu tháng này, không một ai bày tỏ ý định chọn nghề dịch văn học sau khi tốt nghiệp. Lý do chung họ đưa ra là nghề này "đòi hỏi cao" nhưng "thu nhập thấp".

Zhang Jianping lý giải, thị phần sách văn học trên thị trường là khá nhỏ. Đó là lý do nhuận bút cho các dịch giả văn học được trả quá thấp.

"Chúng tôi sẵn sàng trả cao hơn cho các dịch giả. Nhưng các tác phẩm dịch, đặc biệt là các cuốn sách về phê bình, lý luận, thường rất khó bán".

Zhang cho biết, độc giả thích những tác phẩm đại chúng hơn là những cuốn nặng chất văn học, nặng tính lý thuyết.

Hầu hết người được phỏng vấn bày tỏ nguyện vọng trở thành biên dịch viên trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, bởi thu nhập ở lĩnh vực này cao hơn nhiều so với dịch văn học.

Mức nhuận bút trung bình cho dịch thương mại dao động từ 200 đến 300 tệ (500 đến 800 nghìn đồng) trên 1.000 chữ. Chính vì vậy Wang Jin - một sinh viên giỏi, tốt nghiệp ngành dịch văn học Anh Mỹ - đã chọn nghề dịch thương mại sau khi tốt nghiệp vào năm ngoái.

"Chúng tôi có cơ hội kiếm sống tốt hơn nếu dịch thương mại. Trong khi dịch văn học thì không có cách nào đủ sống. Ngoài sự chênh lệnh về nhuận bút thì dịch 1.000 chữ văn bản thương mại cũng dễ hơn nhiều so với 1.000 chữ văn bản văn học. Người dịch phải hiểu cả về văn học Trung Quốc lẫn văn học nước ngoài. Điều này đòi hỏi cần có thời gian tích lũy", Wang chia sẻ với Global Times.

Trở lại với dịch giả Yang Ziwu. Anh là con trai của Yang Qishen - một giáo sư, dịch giả tiếng tăm tại Đại học Fudan. Ông là người khởi sự dịch A History of Modern Criticism. Sau khi Yang Qishen qua đời, Yang Ziwu đã kế tục công việc của cha. Công trình đồ sộ này đã ngốn hết phần lớn thời gian của Yang. Anh nói, anh có thể đếm được trên đầu ngón tay những ngày anh có thể dành trọn cho gia đình trong suốt 30 năm qua.

"Tôi hiếm khi có thời gian dành cho con gái. Phần lớn thời gian rảnh, tôi đều đổ vào cuốn sách. Nghiên cứu tư liệu phục vụ cho việc dịch cũng là công việc rất tiêu tốn thời gian", Yang cho biết. Anh chia sẻ, anh có thể làm giàu bằng nhiều cách khác nhưng dịch văn học đã trở thành niềm đam mê suốt hàng chục năm qua.

"Tiền không nên được coi là lý do duy nhất cho mọi lựa chọn của chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta nên làm gì đó có ý nghĩa cho cuộc sống", anh nói.

DỊCH VỤ DỊCH THUẬT UY TÍN 2A NGUYỄN THỊ MINH KHAI P.ĐAKAO, QUẬN 1 TP HCM

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Wordfasr Hỗ Trợ Trong Dịch Anh Việt

dịch anh việt
Hôm nay tôi xin giới thiệu với tất cả các bạn đang làm trong nghành nghề dịch thuật một phần hỗ trợ rất tốt trong công tác dịch thuật, đặc biệt là dịch anh việt, nó sẽ giúp cho bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều, để có thể dành thời gian làm công việc khác hoặc đi chơi đâu đó cùng bạn bè.
Wordfast được thành lập vào năm 1999 tại Paris, Pháp bởi Yves Champollion. Champollion đã có hơn 25 năm kinh nghiệm làm dịch giả tự do, quản lý dự án và tư vấn trong lĩnh vực bản dịch & bản địa hoá.

Năm 1999, Yves Champollion bắt đầu phát triển phần mềm Wordfast. Khi đó, phần mềm này chỉ là một tập hợp các macro chạy trong chương trình Microsoft Word phiên bản 97 hoặc cao hơn. Đến cuối năm 2002, phần mềm chạy trên nền tảng Microsoft Word này (nay gọi là là Wordfast Classic) vẫn còn miễn phí. Wordfast lớn để trở thành thứ hai sử dụng rộng rãi nhất trong số các dịch giả TM phần mềm.

Trong tháng một năm 2009, Wordfast phát hành phần mềm Wordfast Studio, trong đó bao gồm Wordfast Classic và Wordfast Professional. Phiên bản Wordfast Professional chạy trên nền tảng Java.
Các định dạng bộ nhớ dịch thuật và bảng thuật ngữ được hỗ trợ
Định dạng bộ nhớ dịch thuật của cả Wordfast Classic và Wordfast Pro là tập tin văn bản đơn giản được định giới bằng ký tự tab mà có thể được mở và chỉnh sửa bằng bất cứ trình soạn thảo văn bản nào. Wordfast cũng có thể nhập các tập tin và xuất các tệp tin TMX để trao đổi với các phần mềm CAT thương mại lớn khác.
Số lượng tối đa của các phân đoạn trong một bộ nhớ dịch là 1.000.000. Bộ nhớ dịch và bảng thuật ngữ có thể được đảo ngược, để ngay lập tức chuyển ngôn ngữ nguồn thành ngôn ngữ mục tiêu và ngược lại.
Wordfast có thể sử dụng các bộ nhớ dịch trên máy chủ tập trung, và lấy dữ liệu từ các công cụ dịch máy (bao gồm cả từ công cụ Google Translate).
Định dạng bảng thuật ngữ của Wordfast là tập tin văn bản đơn giản được định giới bằng ký tự tab. Wordfast Pro cũng có thể nhập các tập tin TBX.
Số lượng tối đa thuật ngữ tối đa trong bảng thuật ngữ là 250.000, nhưng chỉ 32.000 dòng đầu tiên có thể được hiển thị trong khi tìm kiếm.
Có thể tải sổ tay cho người dùng Wordfast classic từ trang web Wordfast. Ngoài ra còn có các mô-đun tập huấn miễn phí cùng với các video đào tạo trực tuyến.
Trang web của Wordfast có các trang trợ giúp trực tuyến cho Wordfast Pro, cùng với hướng dẫn bằng video.
Khi mua một giấy phép sử dụng, Wordfast sẽ hỗ trợ miễn phí cho người sử dụng trong một năm. Sau một năm này, người dùng có thể trả lệ phí cho hỗ trợ bổ sung.

Wordfast là một phần mềm dùng để hỗ trợ dịch anh việt giúp chúng ta không phải thực hiện thủ công nhiều, mỗi bản dịch sau khi dịch chuẩn chúng ta hãy lưu lên Wordfast, để tạo một hệ thống cớ sở dữ liệu thật tốt.
Các bạn có thể liên hệ dịch VỤ dịch thuật interprotrans để được tư vấn chinh xác, giúp các bạn dịch anh việt  nhanh và hiệu quả hơn.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Dịch Thuật Công Chứng Giấy Tờ

Có những bạn hay gọi điện thoại hỏi tôi như thế này "anh ơi ! dịch sang tiếng Anh công chứng ở đâu nhỉ ? Các công ty dịch thuật, em không dịch thì có công chứng dùm em được không".
Tôi xin trả lời như  thế này để các bạn có cơ hội hiểu rõ hơn khi đi công chứng những chuyện tương tự như trên.

  1.   Hầu hết các công ty dịch thuật đều có dịch vụ dịch công chứng, 

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Vì sao chọn lựa Trung Tâm Dịch Thuật INTERPROTRANS

Toàn cầu hóa và hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại. Mọi quốc gia trên thế giới hiện nay đang không ngừng nỗ lực để bắt kịp với xu thế này. Tuy nhiên, để quá trình giao thương và trao đổi văn hóa giữa các quốc gia được thực hiện thành công, không thể không kể đến những cầu nối về ngôn ngữ, giúp họ giao tiếp và hợp tác với nhau một cách thông suốt và dễ dàng.

Là một trung tâm dịch thuật uy tín, giá trị mà chúng tôi đem lại cho khách hàng được khẳng định bằng sự đa dạng hóa của dịch vụ, quy trình làm việc chuẩn, nguồn nhân lực đông đảo & chất lượng cao, tính bảo mật tuyệt đối và kinh nghiệm triển khai cho các đối tác uy tín trong nước và tầm cỡ quốc tế.
Có thể nói, năng lực dịch thuật và phiên dịch của Interprotrans không bị giới hạn trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Những lĩnh vực chính mà chúng tôi đã, đang và sẽ triển khai bao gồm:
           -  Các tài liệu kỹ thuật, công nghệ hóa, nhà máy xí nghiệp.
           -  Các chương trình game.
           -  Các tài liệu kinh tế, tài chính, ngân hàng
           -  Các tài liệu brochure, marketing, PR
           -  Các tài liệu kỹ thuật, công nghệ thông tinQuy trình làm việc chuẩn

Để tạo ra sự chuyên nghiệp, chất lượng cao, trung tâm dịch thuật Interprotrans luôn áp dụng những quy trình làm việc theo chuẩn quốc tế. Với từng loại tài liệu, chúng tôi có các quy trình, công cụ và nhân sự tương ứng để xử lý.

Tài liệu cấp 1: Là những tài liệu thông thường dưới các định dạng đơn giản (doc, xls, pdf…), chúng tôi áp dụng quy trình TEP (Translation – Editing – Proofing). Đây là mô hình bản địa hóa truyền thống, có lịch sử áp dụng rất lâu đời trên thế giới.

Tài liệu cấp 2: Là những tài liệu dưới các định dạng phức tạp hơn (xml, html, txt...), chúng tôi sử dụng những công cụ dịch thuật chuyên nghiệp như Trados và Wordfast xử lý theo các khâu từ phân tích, lượng hóa, lập Translation Memory, dịch, edit, v.v. Để xử lý các file định dạng ảnh, chúng tôi sử dụng các phần mềm tiên tiến và linh hoạt như Adobe Photoshop, Illustrator, Corel Draw, QuarkXpress, InDesign, ...

Tài liệu cấp 3: Là tài liệu cấp cao nhất, kết hợp giữa text, hình ảnh và âm thanh. Dạng phổ biến nhất là các file Video, Media. Để xử lý những tài liệu này, chúng tôi áp dụng quy trình bản địa hóa phối hợp giữa nhiều bước khác nhau từ bước xuất text, dịch text, thu âm, xử lý hình ảnh đến tích hợp các thành phần và đóng gói thành những sản phẩm chuẩn và chất lượng.

Dù tài liệu ở cấp độ nào và xử lý theo quy trình dịch thuật chuyên nghiệp nào, khách hàng sẽ luôn được phục vụ với chất lượng cao nhất vì chúng tôi luôn đặt bước Kiểm tra chất lượng là bước không thể thiếu trước khi bàn giao bất kỳ sản phẩm nào cho khách hàng.
Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm
Hiện nay, nhân sự dịch thuật, phiên dịch của Interprotrans bao gồm đội ngũ nòng cốt có trình độ chuyên môn cao làm việc chính thức tại công ty và mạng lưới hơn 100 cộng tác viên thuộc các chuyên ngành khác nhau. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nguồn cộng tác viên dồi dào, chúng tôi có thể đáp ứng mọi loại đơn hàng từ nhỏ đến lớn, với những thời hạn bàn giao tài liệu rất linh hoạt.

Tất cả nhân viên chính thức và cộng tác viên của chúng tôi đều là những cử nhân và thạc sĩ loại khá trở lên, tốt nghiệp từ những trường đại học có uy tín như Đại học Ngoại ngữ, Đại học Bách Khoa, Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia,...Những người nắm giữ các vị trí chủ chốt là những người có kinh nghiệm ít nhất từ 4 năm trở lên. Ngoài ra, Trung tâm dịch thuật Interprotrans cũng chú trọng xây dựng đội ngũ cộng tác viên là những giảng viên đại học, chuyên gia trong các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, kinh tế hay kỹ thuật, khoa học, hỗ trợ chúng tôi xử lý thật chuẩn các thuật ngữ chuyên môn.
Để đem lại chất lượng dịch thuật cao nhất, chúng tôi luôn tâm niệm “Con người là yếu tố quyết định và quan trọng nhất”.

Tính bảo mật tuyệt đối
Một thủ tục mà chúng tôi không bao giờ bỏ qua trước khi nhận tài liệu từ bất kỳ khách hàng nào để triển khai dịch vụ là ký kết Thỏa thuận bảo mật (Non-disclosure Agreement).
Với kinh nghiệm làm việc với các đối tác tầm cỡ quốc tế, chúng tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của tính bảo mật khi khách hàng đã gửi trọn niềm tin, bàn giao những tài liệu liên quan đến công việc kinh doanh của họ.
Đến với Trung Tâm Phiên Dịch Chuyên Nghiệp Quốc Tế Interprotrans, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm rằng tài liệu bảo mật của mình cũng chính là tài liệu bảo mật của chúng tôi.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Trung Tâm Dịch Thuật INTERPROTRANS Giới Thiệu Các Loại Hình Phiên Dịch


trung tam dich thuat
I. DỊCH ĐUỔI (CONSECUTIVE INTERPRETING)

Trong quá trình dịch đuổi, người phiên dịch sẽ phải dịch ngay sau khi người nói kết thúc. Trong hình thức phiên dịch này, người phiên dịch có thể bàn bạc - thống nhất với người nói để có thể tạm dừng người nói hoặc yêu cầu họ lặp lại, làm rõ nghĩa hoặc giải nghĩa để đảm bảo độ chính xác khi dịch
1. Dịch hội nghị, hội thảo qua mạng, qua điện thoại.
Đây là hình thức phiên dịch qua hệ thống mạng online, mạng LAN, hoặc điện thoại liên quan đến ít nhất 3 người nói chuyện với nhau.
2. Dịch hộ tống (đồng hành)
Khi kinh doanh và du lịch phát triển, loại hình dịch cho công việc này cũng phát triển theo: Loại hình được thực hiện như sau: một phiên dịch hộ tống – đi cùng một khách hàng nào đó trong một ngày hoặc dài hơn và hỗ trợ khách hàng phiên - thông dịch trong những môi trường và bối cảnh khác nhau, tuỳ tình huống.
3. Dịch tại phiên toà
Tại phiên toà, phiên dịch chuyên nghiệp được yêu cầu dịch cho Khách hàng (client) mà người khách hàng đó không biết ngôn ngữ đang được sử dụng tại phiên toà. Phiên dịch có thể được yêu cầu dịch: dịch đuổi hoặc dịch song song và có thể là một trong hai cách dịch này. Trong trường hợp dịch song song, phiên dịch được yêu cầu dịch thầm (nói thầm) vào tai người khách hàng để họ nắm bắt nội dung đó.
4. Dịch thầm (whispering Interpretation)
Có những lúc vì vấn đề xã giao, bí mật hay tác chiến nào đó trong giao tiếp (tuỳ từng hoàn cảnh) nào đó hình thức dịch thầm phải được áp dụng và cho dù là dịch song song hay dịch đuổi, hình thức phiên dịch này yêu cầu có sự tập trung cao độ. Phiên dịch viên sẽ phải nghe một cách rất cẩn thận và dịch bằng cách thì thầm vào tai khách hàng (client). Sự khó khăn của quá trình phiên dịch này nằm ở chỗ thông thường rất nhiều người dịch thầm cùng thực hiện công việc dịch ở cùng một thời điểm với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau (ở hiẹn trường). Phiên dịch sẽ chỉ có thể thông/phiên dịch cho một người hoặc 2, 3 người nghe.


II. DỊCH SONG SONG (SIMULTANEOUS INTERPRETING)

Trong quá trình dịch song song, người phiên dịch sẽ dịch cùng lúc khi người phát biểu nói (diễn ra song song - simultaneously).

1. Dịch hội nghị, hội thảo qua mạng, qua điện thoại.
Quá trình dịch hội nghị, hội thảo thông thường sử dụng bộ tai nghe (headphones) và các thiết bị điện tử hỗ trợ khác. Phiên dịch sẽ không tiếp cận với các bên liên quan. Người phiên dịch sẽ nghe thông qua tai nghe và lại thông dịch cùng lúc khi nghe bằng cách sử dụng hệ Micro trong cabin dịch  được thiết kế để tránh tiếng ồn xung quanh đó. Thể loại dịch này đòi hỏi có chuyên môn dịch cao, có kiến thức sâu về chuyên ngành liên quan để có thể truyền tải hết nội dung phát biểu.
2. Dịch thầm (như nội dung nêu ở trên)
Có những lúc vì xã giao, vì bí mật hay tác chiến nào đó trong giao tiếp, hình thức dịch thầm phải được áp dụng và cho dù là dịch song song hay dịch đuổi, hình thức phiên dịch này yêu cầu có sự tập trung cao độ. Phiên dịch viên sẽ phải nghe một cách rất cẩn thận và dịch bằng cách thì thầm vào tai khách hàng (client). Sự khó khăn của quá trình phiên dịch này nằm ở chỗ thông thường rất nhiều người dịch thầm cùng thực hiện công việc dịch ở cùng một thời điểm với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Phiên dịch sẽ chỉ có thể thông dịch cho một người hoặc 2, 3 người nghe.
3. Dịch ngôn ngữ cử chỉ (Sign/Body Language Interpretation)
Ngôn ngữ cử chỉ là một loại ngôn ngữ sử dụng những cử chỉ điệu bộ và chủ yếu sử dụng trong cộng đồng những người khiếm thính. Loại hình này sử dụng giao tiếp bằng tay thay vì âm thanh. Ngôn ngữ cử chỉ chủ yếu được dịch theo hình thức dịch song song. Có hơn 100 ngôn ngữ cử chỉ trên toàn thế giới. 


Trung Tâm Dịch Thuật Chuyên Nghiệp Quốc Tế Interprotrans
Tầng Trệt, Tòa Nhà MB Quân Đội, 2A Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 .TP HCM
Tel: (08) 22 197 135 & (08)39 111 959 - Fax: (08) 39 111 960
Website: http://interprotrans.net/ - http://dichthuatnhanh.vn/