Vậy là cũng cả 2 năm trời tôi trở thành một nhân
viên biên phiên dịch chính thức cho các công ty dịch thuật, đã có nhiều bạn bè,
kể cả các bạn bè cùng nghành và khác ngành đã hỏi tôi: – để trở thành một dịch
giả thì cần những kỹ năng gì?
Tôi thì cũng cứ trả lời nữa đùa nửa thật, nhưng trả
lời thật thì đúng hơn.
- Cần phải học, và cần phải có những cuốn tự điển thực
sự, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là phải yêu nghề, vun đắp vốn từ và phải chịu khó trao đổi với những dịch giả lâu
năm, có nhiều kinh nghiệm hơn mình.
Còn như phải trả lời cho ‘thật đứng đắn’, nghiêm túc
thì tôi nói:
- Trước hết là phải đến trường, đến lớp, hoặc ‘tầm
sư học đạo’, cần cù học tập, nghiêm chỉnh học tập, để có lấy cái vốn thật cơ bản,
rồi sau đó trau dồi thêm bằng sách báo, và đặc biệt là từ điển…để đủ sức mà ‘vật
lộn’ với các con chữ của người ta. Không có một thứ ngoại ngữ nào được gọi là
‘dễ’ trên thế giới này, ngay cả những ngoại ngữ được gọi là ‘dễ học’, cũng
không ‘dễ học’. Bạn chỉ cần lấy ngay tiếng Việt của chúng ta làm ví dụ, phải mất
bao lâu bạn mới nói thành thạo và hiểu hết được tiếng mẹ đẻ của mình, hẳn là một
thời gian dài đúng không.
Bởi thế, tôi nghĩ rằng: Muốn trở thành một dịch giả
chuyên nghiệp, thì cần phải học tiếng của người ta rất nhiều không học được tới
mức ‘rất thông thạo’, thì cũng phải ở mức gọi là thông thạo. Tôi đã thấy có những
bạn, học không đến nơi đến chốn, chỉ có được dăm ba chữ ‘lôm côm’, cũng nhảy đại
vào ‘chiến trường dịch thuật’, mà ‘múa bút làm càn’, rồi đến khi gặp phải những
chỗ học ‘chưa tới’, những chỗ ‘không thông’, khó dịch, thì nhắm mắt bỏ
qua, hoặc dịch liều, dịch bậy, bằng cái sự ‘ang áng’, sai đến cả trăm phần trăm
của mình, rồi tự ‘vỗ yên’ mình bằng một sự lừa dối:
Mà đặc biệt là với công nghệ phát triển như hiện nay
các bạn trẻ rất chi là lười học tập và trao đổi thêm vốn từ của mình, kể từ khi
có thêm google dịch thì mọi người phần lớn là lên trên đó dịch cho nhanh. Nhưng
thực chất google chỉ là một cỗ máy, và nó chỉ dịch từ một từ sang một từ chứ
không thể nào dịch được theo văn phong và ngữ cảnh mà bạn đang dịch. Với tâm lý
là chỉ làm cho xong chuyện ai hơi đâu mà đi lần mò vạch từng lỗi của bạn. Thật
sự mà nói đó là một sai lầm mà hầu hết các bạn trẻ hiện nay mắc phải.
Ngoài những gì tôi chia sẻ ở trên thì để trở thành một dịch giả chuyên nghiệp, bạn cần nên am hiểu về phong tục tập quán mà nước bạn đang dịch, đó sẽ là một lợi thế cho tất cả các bạn. Vì khi dịch một tác phẩm, một tài liệu hay ..... thì những người đọc nó sẽ có những thắc mắc và lúc này những chú thích cặn kẽ của bạn sẽ là cái để giải đáp những thắc mắc đó.
Tôi chia sẻ tới đây thôi vì tôi nghĩ kinh nghiệm của mình cũng thật sự là còn non nớt, nếu có cơ hội tôi sẽ thêm cho các bạn.